Mụn trứng cá: Phân loại, nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả

Mụn trứng cá có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì. Đứng trước vấn đề này, nhiều bạn cũng đã tốn thời gian và công sức điều trị nhưng mãi vẫn không khỏi. Vì vậy thông qua bài viết dưới đây, O2 SKIN sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mụn trứng cá và tìm ra giải pháp điều trị mụn trứng cá chuẩn Y khoa, hiệu quả ngay từ ban đầu.

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị mụn hiệu quả.

1. Mụn trứng cá là gì? #

Mụn trứng cá (acne) là một bệnh lý về da phát sinh do nhiều yếu tố phức tạp dẫn đến bùng phát các tổn thương khác nhau trên da (như mụn ẩn, mụn mủ, mụn bọc,…).

Cơ chế hình thành mụn trứng cá được xác định do các yếu tố sau [6]:

  • Sự tăng tiết bã nhờn do yếu tố nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng cách, một số loại thuốc uống hoặc thực phẩm chức năng,
  • Sừng hóa lỗ chân lông: Các phễu nang lông phình lên gây nên tình trạng ứ đọng chất bã vi khuẩn, kết quả là hình thành các vi nhân mụn (hay còn gọi microcomedones) giãn lỗ chân lông.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mụn (C.acnes) hoặc một số nấm men Malassezia phát triển và hình thành mụn.
  • Quá trình viêm xảy ra do nhiều yếu tố tác động, cơ thể sản sinh các chất đáp ứng viêm, hình thành các sẩn viêm, mủ, nang.

mụn trứng cá

Gương mặt mụn trứng cá với nhiều tổn thương trên da, khiến nhiều bạn trở nên tự ti và mặc cảm.

2. Ai dễ bị mụn trứng cá? #

Mụn trứng cá có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên (tuổi dậy thì với tỷ lệ ước tính từ 35 – 90%). Khi mụn xuất hiện ở tuổi thiếu niên, nó phổ biến hơn ở nam giới. Mụn trứng cá có thể tiếp tục tồn tại ở tuổi trưởng thành và khi xảy ra, tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ.

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở vị trí nào?

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vùng cơ thể tập trung nhiều tuyến bã nhờn như:

  • Mặt (ở hai bên má, trán,…).
  • Cổ.
  • Ngực.
  • Vai.
  • Lưng trên.
  • Cánh tay.
  • Mông.

 

3. Các loại mụn trứng cá và cách nhận biết #

Dựa theo tổn thương trên da, mụn trứng cá được chia làm 2 nhóm chính là mụn không viêmmụn viêm.

3.1. Dấu hiệu mụn không viêm

Mụn không viêm là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ. Dựa vào sự đóng/mở của nhân mụn mà mụn không viêm được chia thành 2 loại mụn chính:

  • Mụn đầu đen (Blackheads): Đây là loại mụn có bề mặt da hở hay còn gọi là “nhân mụn mở” bởi vì các tế bào da chỉ chặn một phần lỗ chân lông nên phần nhân mụn chứa các tế bào chết tiếp xúc với oxi không khí, và bị oxy hóa làm cho đầu mụn có màu đen hoặc nâu đen đặc trưng.
  • Mụn đầu trắng (Whiteheads): Đây là loại mụn được bao bọc bởi lớp da, các tế bào da ngăn chặn hoàn toàn lỗ chân lông, nên được gọi là “nhân mụn đóng”, dân gian thường gọi là mụn ẩn, có cùng màu da hoặc màu trắng, kích thước nhỏ khoảng 1 – 3mm.

3.2. Dấu hiệu mụn viêm

Mụn viêm là loại mụn ở mức độ nặng hơn, biểu hiện bằng các mẩn đỏ gờ trên bề mặt da, gây đau nhức. Dựa theo sự phát triển của nhân mụn và mức độ viêm mà mụn viêm được chia thành 3 loại chính:

  • Sẩn viêm (Papules): Đây là dạng tổn thương mụn viêm đỏ gờ trên bề mặt da, kích thước nhỏ, có thể có cảm giác đau nhẹ khi chạm vào, đa phần không thấy nhân mụn.
  • Mụn mủ (Pustules): Loại mụn này có chứa mủ, màu trắng đục hoặc ngả vàng, xung quanh là viền viêm đỏ, đây là kết quả của sự tích tụ các tế bào bạch cầu và xác vi khuẩn bên trong lỗ chân lông (nên ta hay gọi là mủ).
  • Mụn nang (Cysts): Đây là loại mụn nặng, tổn thương sâu vào da nhưng không bị xơ và bên trong chứa đầy mủ, dịch hay chất bã, gây đau nhức và khó chịu. Đặc biệt, loại mụn này có nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.

Các loại mụn trứng cá thường gặp nhất, bao gồm mụn viêm và mụn không viêm.

Một số biến thể của mụn trứng cá có thể gặp phải

 Dưới đây là các biến thể của mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam hay nữ:

  • Mụn conglobata (hay còn gọi là mụn trứng cá cụm, mụn trứng cá mạch lươn): Đây là một dạng tổn thương nặng của mụn trứng cá dạng nốt, thường gặp ở nam giới trẻ tuổi, gây tổn thương lớn trên da, chảy dịch và có thể để lại sẹo nghiêm trọng.
  • Mụn Excoriée (hay còn gọi là mụn trứng cá ở những người phụ nữ trẻ): Đây là một biến thể của rối loạn cào, móc da (skin-picking), thường khá nhẹ, đối xứng và liên quan đến yếu tố thần kinh, để lại những tổn thương đóng mài và có thể để lại sẹo, thường gặp phổ biến ở nữ.
  • Mụn trẻ sơ sinh: Loại mụn này xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi. Đây là kết quả của việc tăng nồng độ nội tiết tố androgen do tuyến thượng thận chưa trưởng thành ở bé gái, tuyến thượng thận và tinh hoàn chưa trưởng thành ở bé trai.
  • Các biến chứng nặng của mụn trứng cá: viêm nang lông, mụn trứng cá fulminans, phù nề da mặt, rối loạn chức năng tâm lý xã hội,…

 

4. Phân loại mụn trứng cá nhẹ, trung bình và nặng #

Sau đây là bảng phân loại mụn dựa theo hình thái và số lượng tổn thương do mụn, giúp bạn hiểu rõ mụn trứng cá của bạn đang ở mức độ nào.

Phân loại mụn Các mức độ Biểu hiện
Mụn trứng cá không viêm Nhẹ (I) Nhân mụn đóng và mở, mọc rải rác trên da.
Mụn trứng cá viêm Nhẹ (II) Có nhiều nhân mụn đóng, đôi khi có mụn mủ và mụn viêm.

Số lượng tổn thương không viêm <20, hoặc số lượng tổn thương viêm <15, hoặc tổng số lượng tổn thương <30.

Trung bình (III) Có rất nhiều nhân mụn đóng và mở, xuất hiện mụn viêm đỏ, mụn mủ.

Số lượng tổn thương không viêm 20 – 100, hoặc số lượng tổn thương viêm 15 – 50.

Nặng (IV) Có nhiều nang sâu, nguy cơ cao hình thành sẹo rỗ nặng.

Có 5 nang, hoặc tổng số lượng tổn thương viêm > 50, hoặc tổng số lượng tổn thương > 125.

5. Nguy cơ và nguyên nhân gây mụn trứng cá #

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá, hoặc một số yếu tố nguy cơ góp phần gây ra mụn hoặc khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây mụn trứng cá để có biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

5.1. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm cho các tuyến bã nhờn mở rộng và tăng sản xuất bã nhờn, gây bít tắc nang lông và hình thành mụn. Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, phụ nữ ở độ tuổi trung niên, hoặc do các bệnh lý như Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tăng sản thượng thận bẩm sinh, u tuyến thượng thận, cường giáp trạng,…

5.2. Do stress – căng thẳng tâm lý

Thức khuya, lo âu, căng thẳng khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá hiện có.

Thực trạng: Vòng luẩn quẩn stress và mụn

Ở độ tuổi dậy thì, các bạn trẻ bắt đầu biết chú ý đến ngoại hình hơn, nhưng trớ trêu thay đây lại là giai đoạn thay đổi hormone giới tính và thường xuyên bị căng thẳng, thay đổi tâm sinh lý bất thường, dẫn đến hình thành mụn.

Khi đó, các bạn cứ mải miết đi tìm phương pháp điều trị mụn ở bên ngoài, dùng đủ thứ sản phẩm được quảng cáo tràn lan nhưng kết quả lại không cải thiện, tốn nhiều thời gian và công sức, dẫn đến chán nản, lo âu, tự ti. Điều này dẫn đến hệ lụy là: càng rơi vào trạng thái tiêu cực thì mụn càng dai dẳng hơn. Cứ thế một vòng luẩn quẩn, mụn rất khó chấm dứt!

5.3. Lạm dụng mỹ phẩm, dùng sản phẩm không phù hợp

Lạm dụng mỹ phẩm như kem nền, phấn trang điểm có kết cấu bền vững, bám chặt trên da sẽ khiến da thường xuyên bị bí bách, dễ dẫn đến tắc nghẽn nang lông, gây mụn ẩn. Ngoài ra, sử dụng mỹ phẩm hoặc dụng cụ trang điểm bị nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây ra mụn.

Bên cạnh đó, nhiều bạn đang gặp tình trạng mụn nhưng sử dụng sản phẩm chăm sóc da (lotion, kem dưỡng,…) chứa gốc dầu có thể làm trầm trọng thêm các tổn thương mụn trên da.

>> Xem thêm: Cách chọn các sản phẩm Skincare cho da dầu mụn

5.4. Vệ sinh da sai cách

Trong lúc rửa mặt, một số người có thói quen chà xát quá mạnh vào những nốt mụn, dẫn đến những tổn thương mụn bị vỡ, thúc đẩy sự phát triển của các tổn thương viêm và gây ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh.

5.5. Do môi trường sống và làm việc

Nếu môi trường sống và làm việc thường xuyên tiếp xúc với dầu (đặc biệt các loại dầu không hòa tan), tiếp xúc với hóa chất, hoặc thời tiết nóng ẩm và thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,… rất dễ gây ra mụn trứng cá.

5.6. Do chế độ ăn uống

Một số nghiên cứu cho rằng, các loại thực phẩm như sữa bò có thể làm tăng nguy cơ gây mụn trứng cá, lý do là vì các hormone xuất hiện tự nhiên trong sữa tác động đến quá trình sản xuất nhờn trên da. Ngoài ra khi ăn một số loại thực phẩm như bánh mì, khoai tây chiên,… cũng có thể làm tình trạng mụn nặng hơn.

5.7. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây mụn trứng cá mà bạn cần lưu ý như:

  • Thuốc: Các loại thuốc như corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen, lithium,… có thể làm tăng mụn trứng cá.
  • Di truyền: Thống kê cho thấy, cứ 100 người bị mụn trứng cá thì có 50% trong số đó ảnh hưởng bởi tiền sử gia đình. Nếu cha mẹ bạn bị mụn trứng cá, nguy cơ cao bạn cũng sẽ bị mụn trứng cá.
  • Nặn mụn sai cách: Tự nặn, bóp mụn sai cách, thiếu khoa học tại nhà có thể phá vỡ cấu trúc da, làm tăng lượng vi khuẩn có hại lên da, ổ mụn bị phá vỡ và lây lan dưới các tầng sâu hơn của da. Hậu quả là mụn chuyển biến nặng hơn, thậm chí có nguy cơ để lại sẹo rỗ rất cao.

6. Biến chứng của mụn trứng cá #

Mụn trứng cá tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu điều trị sai cách sẽ tồn tại dai dẳng và để lại một số biến chứng như:

  • Sẹo: Đây là kết quả của quá trình tự làm lành vết thương qua quá trình tái lập mô Collagen mới sau mụn. Cụ thể, mụn trứng cá mặc dù đã lành nhưng có thể để lại sẹo rỗ, sẹo lồi tồn tại lâu dài, gây mất thẩm mỹ trên da.
  • Thay đổi sắc tố da: Sau khi hết mụn, vùng da có thể trở nên sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với trước đây.

Mụn có thể sẽ lành, nhưng sẹo do mụn để lại có thể tồn tại vĩnh viễn trên da nếu bạn không biết cách chăm sóc và điều trị.

7. Mụn trứng cá khi nào nên đi thăm khám? #

Bạn nên đến gặp Bác sĩ Da liễu ngay nếu gặp các trường hợp sau:

  • Có nhiều mụn viêm hoặc mụn mủ, mụn nang gây đau nhức, khó chịu.
  • Mụn xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng ở một vùng da, thậm chí còn lan ra các vùng da khác.
  • Khi bạn đã thử áp dụng các cách điều trị mụn trứng cá tại nhà (như chăm sóc da kỹ càng, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh) nhưng tình trạng mụn vẫn không cải thiện sau 4 – 8 tuần.
  • Mụn tuy ở mức độ nhẹ nhưng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, nhất là với những người làm công việc giao tiếp nhiều.
  • Mụn bùng phát trước độ tuổi dậy thì và sau tuổi 25.
  • Mụn xuất hiện trong thời gian mang thai hoặc cho con bú và bạn cần tìm đến Bác sĩ chuyên khoa để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho mẹ và bé.

Khi bị mụn trứng cá, đừng trì hoãn mà hãy đến gặp Bác sĩ Da liễu càng sớm càng tốt. Nếu gặp Bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn:

  • Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây mụn, tình trạng và mức độ mụn bạn đang gặp phải.
  • Lập kế hoạch điều trị mụn trứng cá đúng đắn ngay từ ban đầu, tránh phát sinh thêm nhiều chi phí không đáng.
  • Với lời khuyên tốt nhất của Bác sĩ sẽ giúp bạn an tâm hơn khi điều trị, giải quyết các vấn đề tâm lý đi kèm.

8. Các cách điều trị mụn trứng cá #

8.1. Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà

Nhiều bạn gửi thắc mắc về O2 SKIN rằng: “Tôi có thể điều trị mụn tại nhà được không?”. Câu trả lời là CÓ, nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp bị mụn trứng cá nhẹ.

Dưới đây là một vài cách chăm sóc và điều trị mụn trứng cá nhẹ tại nhà:

8.1.1. Dùng sản phẩm trị mụn không kê đơn

  • Các sản phẩm này thường chứa các hoạt chất benzoyl peroxide, axit salicylic, adapalene,…
  • Lưu ý để tránh dị ứng hoặc kích ứng, trong 3 ngày đầu tiên, bạn chỉ nên thử dùng trên một vùng da nhỏ, sau đó bôi với mức độ tăng dần
  • Ưu tiên chọn sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

8.1.2. Cách chăm sóc da mụn đúng cách

  • Rửa mặt không quá hai lần mỗi ngày bằng chất tẩy rửa da mặt không xà phòng dịu nhẹ, thao tác nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh.
  • Không tự ý nặn mụn.
  • Dùng kem dưỡng ẩm nếu bạn bị khô da – tác dụng phụ của thuốc điều trị mụn trứng cá. Lưu ý, nên chọn kem dưỡng ẩm được dán nhãn “noncomedogenic” hoặc acne-prone skin/non-clog pore ít gây bít lỗ chân lông trên da.
  • Một số hoạt chất như retinoids, doxycycline được dùng để điều trị mụn trứng cá làm tăng độ nhạy cảm của da, do đó bạn cần chống nắng kỹ càng.

Tuy nhiên, với mỗi tổn thương mụn khác nhau có những cơ chế tác động không giống nhau, do đó mà hướng điều trị cũng có sự khác biệt ở mỗi cá nhân. Vì vậy, kể cả khi bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ thì vẫn nên đi khám với Bác sĩ Da liễu sớm để được tư vấn phương pháp điều trị và cách chăm sóc da phù hợp.

Chăm sóc da đúng cách có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá tại nhà.

8.2. Cách điều trị mụn trứng cá chuẩn Y khoa

Mụn trứng cá điều trị ban đầu như thế nào?

Nhìn chung nguyên tắc điều trị mụn trứng cá xoay quanh việc tác động vào 4 cơ chế hình thành mụn trứng cá bằng các phương pháp khác nhau. Cụ thể bao gồm:

  • Đánh giá tổn thương mụn (nặng hay nhẹ) làm cơ sở để Bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Rà soát lại các thói quen hàng ngày như chăm sóc da, ăn uống, sinh hoạt hay bất kỳ yếu tố bất thường nào khác để xác định nguyên nhân khởi phát tình trạng mụn.
  • Lập kế hoạch điều trị chuyên biệt, cá nhân hóa dựa theo các yếu tố trên.
  • Hướng dẫn chăm sóc da và ngăn ngừa các yếu tố nguyên nhân gây mụn trở lại.

 

Ở phác đồ điều trị mụn trứng cá chuẩn Y khoa, các Bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau:

8.2.1. Các loại thuốc bôi trị mụn phổ biến hiện nay

Retinoids tại chỗ

Retinoids dùng tại chỗ (tretinoin, adapalene, tazarotene, trifarotene ) có khả năng bình thường hóa quá trình tăng sừng nang lông và ngăn ngừa sự hình thành vi nhân mụn. Vậy nên, Retinoids đơn trị liệu thường được chỉ định để điều trị mụn đầu đen cho tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây tác dụng không mong muốn là kích ứng da, nhạy cảm với ánh nắng,…

Benzoyl peroxide

Đây là một chất dùng ngoài da (thường tồn tại ở dạng gel, kem, mặt nạ,…) có đặc tính kháng khuẩn và làm giảm mụn hiệu quả. Tác dụng ngoại ý của Benzoyl peroxide có thể gây kích ứng da (nổi ban đỏ, đóng vảy, da sần sùi, hoặc cảm giác châm chích), da đổi màu tạm thời (nếu áp dụng đồng thời với thuốc thoa chứa Dapsone).

Kháng sinh tại chỗ

Bao gồm Clindamycin và Erythromycin (ít phổ biến) có tác dụng điều trị mụn hiệu quả. Thuốc thường được dung nạp tốt, nhưng trong một số trường hợp có thể gây kích ứng nhẹ.

Các loại thuốc thay thế khác

Bên cạnh 3 liệu pháp kể trên, Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số liệu pháp thuốc tại chỗ thay thế khác như:

  • Axit salicylic –  Axit salicylic: Dùng tại chỗ là một chất tiêu sừng thay thế rất hữu ích cho những bệnh nhân không thể dung nạp hoặc không thể sử dụng retinoid tại chỗ. Tại Hoa Kỳ, axit salicylic có sẵn mà không cần toa Bác sĩ.
  • Axit azelaic –  Axit azelaic: Là một axit dicarboxylic tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, tiêu mụn và chống viêm nhẹ. Axit azelaic cũng có tác dụng ức chế tyrosinase và có thể cải thiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm do mụn trứng cá. Axit azelaic được áp dụng hai lần mỗi ngày. Sản phẩm có dạng gel 15% và kem 20%. Dạng nồng độ cao sẽ dễ gây kích ứng.
  • Dapsone tại chỗ –  Dapsone tại chỗ: Là một phương pháp điều trị hiệu quả cho mụn trứng cá. Cả tổn thương mụn sẩn viêm và mụn trứng cá đều cải thiện khi điều trị, với sự cải thiện lớn nhất xảy ra ở tổn thương sẩn mụn viêm.
  • Minocycline dùng tại chỗ –  minocycline tại chỗ: Là một loại thuốc kháng sinh tại chỗ thay thế cho mụn trứng cá. Thuốc uống tetracycline có lịch sử lâu đời được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Sự chấp thuận của FDA đối với sản phẩm tạo bọt minocycline 4% được giới hạn đối với mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Cách dùng – Bọt Minocycline 4% được sử dụng một lần mỗi ngày.
  • Bên cạnh đó một số chất như: Lưu huỳnh, Axit alpha hydroxy (phổ biến nhất là axit glycolic và axit lactic), dầu cây trà ( tea tree oil) cũng là những sản phẩm trị mụn trứng cá tuổi dậy thì được chứng minh có hiệu quả trong trị mụn trứng cá tuổi dậy thì hiện nay.

8.2.2. Các loại thuốc uống trị mụn kê đơn (dùng theo chỉ định của Bác sĩ)

Isotretinoin

Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A. Nó có thể được kê đơn cho những người bị mụn vừa hoặc nặng, không phản ứng với các phương pháp điều trị khác. Isotretinoin cũng có thể dùng cho mụn mức độ nhẹ hoặc trung bình nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tác dụng phụ quan trọng mà các bác sĩ luôn đề cập là gây quái thai, tăng men gan và tăng mỡ máu. Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác của isotretinoin đường uống bao gồm bệnh viêm ruột, trầm cảm. Người điều trị thuốc uống isotretinoin sẽ cần gặp Bác sĩ thường xuyên để theo dõi các tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh: Đối với mụn từ trung bình đến nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh uống để giảm vi khuẩn. Thông thường, lựa chọn đầu tiên để điều trị mụn là tetracycline (minocycline, doxycycline) hoặc macrolide (erythromycin, azithromycin). Macrolide có thể là một lựa chọn cho những người không thể dùng tetracycline, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Kháng sinh đường uống nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh. Và chúng nên được kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide, để giảm nguy cơ phát triển kháng kháng sinh.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng từ việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mụn trứng cá là không phổ biến. Những loại thuốc này làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.

Thuốc uống tránh thai phối hợp

Bốn loại thuốc tránh thai kết hợp được FDA chấp thuận cho điều trị mụn trứng cá ở những phụ nữ cũng muốn sử dụng chúng để tránh thai. Chúng là những sản phẩm kết hợp progestin và estrogen (Ortho Tri-Cyclen 21, Yaz, những loại khác). Bạn có thể không thấy được lợi ích của phương pháp điều trị này trong vài tháng, vì vậy việc sử dụng các loại thuốc trị mụn khác trong vài tuần đầu tiên có thể hữu ích.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai kết hợp là tăng cân, căng tức ngực và buồn nôn. Những loại thuốc này cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Các tác nhân chống androgen

Thuốc spironolactone (Aldactone) có thể được cân nhắc cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên nếu thuốc kháng sinh uống không có tác dụng. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của nội tiết tố androgen lên các tuyến sản xuất dầu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm căng ngực và đau kinh nguyệt.

Một số sản phẩm kết hợp thuốc trị mụn bạn nên tham khảo?

Sản phẩm kết hợp bôi ngoài da Cách dùng
Benzoyl peroxide 5% / clindamycin 1% Hai lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 5% / clindamycin 1,2% Một lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 2,5% / clindamycin 1,2% Một lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 3,75% / clindamycin 1,2% Một lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 5% / erythromycin 3% Hai lần mỗi ngày Gel
Clindamycin 1,2% / tretinoin 0,025% Mỗi ngày một lần, trước khi đi ngủ Gel
Benzoyl peroxide 2,5% / adapalene 0,1% Một lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 2,5% / adapalene 0,3% Một lần mỗi ngày Gel
Benzoyl peroxide 3% / tretinoin 0,1% Một lần mỗi ngày Kem

 

Lưu ý: Nên tham vấn ý kiến dược sĩ, Bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, sản phẩm bôi trị mụn nào.

 

8.2.3. Các phương pháp trị mụn hiện đại

Lấy nhân mụn

Đây là các phương pháp sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng tác động vào bề mặt da (nơi có mụn) để đẩy nhân mụn ra ngoài, hỗ trợ điều trị mụn nhanh hơn và tránh lây lan ra các vùng da khác.

Tuy nhiên phương pháp lấy nhân mụn chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhân mụn gom cồi và chỉ nên thực hiện bởi phòng khám da liễu chuyên khoa, không tự ý nặn mụn tại nhà để tránh biến chứng.

Lăn kim trị mụn

Đây là phương pháp dùng thiết bị lăn kim với đường kính siêu nhỏ (chỉ từ 0.5mm – 2.5mm) tạo ra các vi vết thương, nhằm mục đích đưa serum vào sâu bên dưới da để kích thích tăng sinh Collagen và Elastin, giúp da nhanh hồi phục, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả.

Tùy vào tình trạng da và vấn đề mụn mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp lăn kim nông hoặc lăn kim sâu. Để đạt hiệu quả và an toàn tối đa, bạn nên lăn kim trị mụn tại cơ sở uy tín, không tự ý thực hiện tại nhà vì có thể gặp tác dụng phụ như chảy máu, bầm tím, nhiễm trùng,…

Peel hóa học

Đây là phương pháp thường áp dụng cho những người bị mụn trứng cá nhẹ – trung bình, cải thiện tình trạng da bằng các hoạt chất hóa học tác động lên da, loại bỏ tế bào chết giúp lỗ chân lông thông thoáng, kích thích tái tạo làn da mới, qua đó hết mụn, mờ thâm.

Lưu ý, peel hóa học có tác dụng phụ là có thể gây mẩn đỏ, đóng vảy, sưng tấy và thay đổi màu da. Do đó, bạn chỉ nên peel da tại cơ sở uy tín, thực hiện bởi Bác sĩ có trình độ và tay nghề cao để an toàn tối đa, kiểm soát biến chứng.

Liệu pháp ánh sáng

Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ chiếu ánh sáng với những bước sóng khác nhau để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá đỏ và sưng tấy, đồng thời thu nhỏ các tuyến dầu (bã nhờn), làm giảm sản xuất dầu để hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Trước khi tiến hành, Bác sĩ sẽ thoa một loại thuốc lên da để da nhạy cảm hơn với ánh sáng, sau đó thực hiện chiếu ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ hoặc kết hợp cả 2 loại bằng thiết bị hiện đại (quang động học ánh sáng) hoặc chiếu trực tiếp ánh sáng mà không thông qua việc thoa một loại thuốc lên da như chiếu đèn LED và ánh sáng xung cường độ cao (IPL) trong điều trị mụn trứng cá.

Tác dụng phụ của phương pháp này là có thể gây đỏ, bong tróc hoặc thay đổi màu da, khiến da nhạy cảm với ánh nắng hơn. Tuy nhiên, nếu được thực hiện bởi Bác sĩ giàu kinh nghiệm thì khả năng gặp tác dụng phụ giảm đáng kể.

Tiêm steroid

Thuốc tiêm steroid được dùng cho các loại mụn gây ra các cục u đau bên dưới bề mặt da (nốt sần và mụn nang). Sau khi tiêm steroid, cơn đau giảm đi, các cục u xẹp xuống và da có thể sạch trong vài ngày.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng tạm thời, không thể điều trị mụn trứng cá lan rộng vì có thể gây ra tác dụng phụ như mỏng da, màu da sáng hơn bình thường.

Chăm sóc da y khoa

Để hỗ trợ điều trị, bạn có thể kết hợp thêm các biện pháp như đắp mặt nạ trị mụn, giảm viêm, kiềm nhờn; hoặc sử dụng một số loại dược mỹ phẩm phù hợp cho liệu trình duy trì.

Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ

Ngoài các sản phẩm thuốc đặc trị mụn trứng cá, bạn cũng có thể kết hợp các sản phẩm hoặc thực phẩm chức năng có thành phần kẽm, vitamin A, vitamin E,… hoặc các chiết xuất tự nhiên đã được chứng minh công dụng hỗ trợ điều tiết dầu nhờn, kháng viêm, giảm mụn và tăng đề kháng cho da.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và ưu tiên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn.

>> Xem thêm: Trị mụn bằng thực phẩm – Ăn gì để hết mụn trứng cá

9. Trị mụn trứng cá ở đâu hiệu quả? Gợi ý địa chỉ trị mụn uy tín #

Hiện nay nhiều bạn trẻ có tâm lý lo sợ điều trị mãi nhưng không hết mụn hoặc cảm giác bị chèo kéo mua liệu trình điều trị không cần thiết khiến trải nghiệm điều trị không thoải mái. Thấu hiểu điều này, O2 SKIN tiên phong cung cấp giải pháp “Điều trị mụn chuẩn Y khoa”, giúp khách hàng xóa bỏ những rào cản khi điều trị mụn:

  • Dựa vào chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm, Bác sĩ lập phác đồ điều trị chuẩn Y khoa và phù hợp với từng người, chữa trị đúng nguyên nhân gây mụn, mang lại hiệu quả vượt trội, cải thiện mụn ngay từ ban đầu.
  • Đội ngũ Bác sĩ và dược sĩ O2 SKIN cam kết chỉ định liệu trình thích hợp, kê toa các sản phẩm cần thiết nhất với bạn, cam kết mỹ phẩm chính hãng, bảng giá minh bạch rõ ràng, thanh toán từng lần điều trị, giúp bạn chủ động sắp xếp tài chính và tiết kiệm chi phí.
  • Bên cạnh điều trị thành công, O2 SKIN còn giúp bạn biết cách chăm sóc da tại nhà, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa mụn tái phát.

O2 SKIN tự hào với đội ngũ Bác sĩ Da liễu giỏi, tâm huyết với nghề, thăm khám cẩn thận và chỉ tư vấn phương pháp điều trị cần thiết, hiệu quả – tiết kiệm.

Tùy từng tình trạng mụn và nhu cầu của bạn, các Bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phác đồ điều trị truyền thống (dùng thuốc), phác đồ điều trị chuẩn O2 SKIN (dùng ít thuốc, chăm sóc da chuyên sâu để mụn nhanh xẹp) và phác đồ điều trị nâng cao (áp dụng công nghệ hiện đại để giải quyết nhiều vấn đề trên da). Với mỗi giải pháp điều trị đều có bảng giá minh bạch và có hỗ trợ giá ưu đãi cho học sinh – sinh viên. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Việc mang lại lợi ích thiết thực về hiệu quả, tiết kiệm chi phí và sự thoải mái trong điều trị, O2 SKIN thực sự trở thành địa chỉ điều trị mụn trứng cá uy tín, được nhiều khách hàng chứng thực và hài lòng.

Trường hợp 1: Thanh Phương (19 tuổi, sinh viên, Bình Dương)

Phương đến với O2 SKIN trong tình trạng mụn ẩn, mụn viêm sưng đỏ, nhiều vết thâm và sẹo rỗ. Phương cũng đã tự trị bằng kem trị mụn cấp tốc, dùng rượu thuốc và áp dụng nhiều phương pháp khác nhưng không khỏi. Sau thăm khám cẩn thận, Bác sĩ O2 SKIN đã lập kế hoạch điều trị rõ ràng qua 2 giai đoạn: Dùng thuốc để giảm triệu chứng sưng đỏ và gom cồi mụn, sau đó kết hợp lấy nhân mụn Y khoa, peel trị mụn, thu nhỏ lỗ chân lông và cải thiện vết thâm. Kết quả là cô nàng không chỉ hết mụn, mà còn có làn da sáng khỏe hơn, tự tin và tươi tắn.

Sau lần đầu Peel trị mụn, làn da của Phương cải thiện đến 70%, giảm mụn và sáng hẳn.

Sau 6 lần Peel da trị mụn trứng cá tại O2 SKIN, Phương đã sở hữu làn da mịn màng, sáng khỏe.

Trường hợp 2: Nhược Nam (20 tuổi, sinh viên, Thủ Đức)

Tương tự Thanh Phương, bạn Nhược Nam cũng từng có thời gian tự trị mụn tại nhà suốt 7 năm nhưng không cải thiện. Khi đến O2 SKIN, Nhược Nam đã trải nghiệm liệu trình điều trị mụn chuẩn Y khoa, bao gồm: lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng và điện di C để da đều màu hơn. Ở nhà, cô nàng cũng chăm sóc da theo hướng dẫn của Bác sĩ và kết quả thật bất ngờ. Xem thêm chia sẻ của Nhược Nam tại video bên dưới nhé:

Trường hợp 3: Xuân Trúc (22 tuổi, sinh viên, Cần Thơ)

Xuân Trúc gặp tình trạng mụn viêm, rối loạn sắc tố và bị sẹo rỗ, khiến bạn khá tự ti khi giao tiếp. Khi đến O2 SKIN, Bác sĩ đã tư vấn bạn sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và kết hợp điều trị chăm sóc da (như lấy nhân mụn, điện di và đắp mặt nạ). Sau 2 tháng, làn da của Xuân Trúc đã cải thiện rõ rệt, giảm mụn, sáng hẳn và ít tiết dầu hơn trước.

Trường hợp 4: Đức Huy (17 tuổi, học sinh, Tân Bình) 

Đức Huy chia sẻ vô cùng hài lòng về kết quả cải thiện mụn viêm đáng kể sau điều trị tại O2 SKIN. Điều Đức Huy đánh giá cao ở đây là sự tận tình và chu đáo của đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng, đặc biệt hơn là làn da đã cải thiện 90% chỉ sau 1 tháng.

Còn rất nhiều khách hàng khác đã lấy lại làn da sạch mụn trứng cá, sáng khỏe và căng mịn sau điều trị tại O2 SKIN. Mời bạn xem thêm tại Câu Chuyện & Video Khách Hàng.

Để đặt lịch hẹn với Bác sĩ Da liễu tại O2 SKIN, bạn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY nhé!

10. Ăn uống như thế nào khi bị mụn trứng cá? #

Khi bị mụn trứng cá, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng da. Cụ thể như sau:

Những thực phẩm nên ăn thường xuyên:

  • Thực phẩm giàu kẽm như hạt bí ngô, hạt điều, đậu lăng, thịt bò,…
  • Thực phẩm chứa axit béo Omega -3 và Omega- cá hồi, cá mòi, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, trứng,…).
  • Thực phẩm giàu chất xơ (cà rốt, yến mạch, táo, các loại rau,…)

Những thực phẩm nên hạn chế:

  • Thực phẩm nhiều đường như bánh mì, các loại bánh ngọt,…
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Sữa bò.

Bạn có thể an tâm vì khi điều trị tại O2 SKIN, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tận tình về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hàng ngày để giúp kiểm soát tốt mụn trứng cá.

11. Cách phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả #

Dưới đây là một số cách phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Rửa mặt không quá hai lần một ngày. Lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa mặt.
  • Tránh kỳ cọ, ma sát da mặt dễ làm tổn thương da
  • Bổ sung đủ nước 2 lít mỗi ngày, tập thói quen uống nước, đừng chỉ uống khi khát: Khi cơ thể mất nước, các tuyến dầu của da sản xuất nhiều dầu hơn. Mất nước cũng làm cho làn da xỉn màu và đẩy nhanh quá trình viêm và mẩn đỏ.
  • Tránh đồ uống có ga và quá nhiều caffeine.
  • Giữ tóc sạch, không chạm tay lên mặt, không tự ý nặn mụn: các yếu tố đến đều góp phần làm lan tràn vi khuẩn bám vào da làm tình trạng viêm trở nên nặng nề.
  • Thay vỏ gối và khăn tắm của bạn thường xuyên.
  • Lựa chọn các sản phẩm da, mỹ phẩm thật cẩn trọng: Tránh các sản phẩm trang điểm và da có chứa dầu. Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm nên chọn loại ít gây bít lỗ chân lông.
  • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều hoa quả và rau củ (đặc biệt là rau củ chứa nhiều Beta-carotene)
  • Giảm căng thẳng và áp lực, duy trì thái độ vui vẻ.

12. Câu hỏi thường gặp #

12.1. Mụn trứng cá có tự hết không?

Tùy vào cơ địa của mỗi người, mụn trứng cá có thể tự hết. Thông thường, mụn trứng cá có xu hướng tự khỏi ở độ tuổi từ 30 – 40. Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể để lại di chứng cho làn da như sẹo hoặc rối loạn sắc tố da, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý. Do đó, việc nhận biết và điều trị mụn trứng cá dứt điểm rất quan trọng, giúp hạn chế tối đa biến chứng.

12.2. Có thể tiếp tục dùng thuốc trị mụn trứng cá khi mang thai không?

Một số loại thuốc trị mụn trứng cá có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Do đó để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có nên tiếp tục dùng thuốc trị mụn hay không.

12.3. Mụn trứng cá trẻ em điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn?

Theo hướng dẫn từ Học viện Da liễu Hoa Kỳ, một số loại thuốc trị mụn chứa benzoyl peroxide, adapalene và tretinoin bôi tại chỗ ở trẻ em trước tuổi vị thành niên đạt hiệu quả cao và không làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tuy nhiên, các phụ huynh không nên cho trẻ dùng thuốc tùy ý, hãy dắt con đến gặp Bác sĩ Da liễu Nhi khoa để thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, không ảnh hưởng sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

12.4. Có những cách nào để điều trị biến chứng sẹo của mụn trứng cá?

Việc điều trị sẹo sau mụn rất khó khăn, do đó có thể cần kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao. Một số phương pháp O2 SKIN gợi ý giúp bạn cải thiện sẹo sau mụn trứng cá: chăm sóc tại nhà bằng cách dùng kem chống nắng, tiêm Collagen, tiêm Steroid, chiếu laser, peel da, lăn kim,… Tùy vào tình trạng sẹo và nhu cầu của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu về mụn trứng cá một cách chi tiết nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu mụn trứng cá, bạn nên đến gặp Bác sĩ Da liễu ngay nhé! Đừng tự ý điều trị tại nhà, bởi vì cho dù mụn trứng cá nhẹ nhưng nếu không chăm sóc đúng cách cũng có thể để lại nhiều hệ lụy khó lường. Để được tư vấn rõ hơn, bạn vui lòng gọi Hotline 1900 3147. Phòng khám O2 SKIN sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình xóa tan nỗi lo về mụn.

Nguồn tham khảo:

  1. Sách “Hiểu Mụn Để Hết Mụn” – Xuất bản bởi NXB Y học phối hợp cùng Phòng khám da liễu O2 SKIN.
  2. Mayo Clinic Staff. Acne. 08 10 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/symptoms-causes/syc-20368047 (ngày truy cập 25 01 2024).
  3. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases. Acne. 07 2023. https://www.niams.nih.gov/health-topics/acne (ngày truy cập 26 01 2024).
  4. Cleveland Clinic medical professional. Acne. 01 04 2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12233-acne (ngày truy cập 26 01 2024).
  5. Debra Jaliman, MD. Best and Worst Foods for Acne. 27 08 2023. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/ss/slideshow-acne-best-worst-foods (ngày truy cập 26 01 2024).
  6. Carolyn G., Carol C., et al. Acne Vulgaris. Sewon K., Masayuki A., et al. Fitzpatrick’s Dermatology, 9e. McGraw-Hill; 2019.

Tham vấn y khoa bài viết:
Bác sĩ Võ Thanh Toàn
Chuyên khoa Da liễu
Cập nhật: 14/03/2024

Các thông tin được O2SKIN chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ cho từng cá nhân. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Powered by BetterDocs